Nội dung
Khi mua các sản phẩm ổn áp Standa, ngoài các thông tin cần quan tâm như hình thức, cách sử dụng… người tiêu dùng cũng cần quan tâm đến xuất xứ hàng hóa vì trên thực tế, có hàng giả hàng nhái nhãn hiệu của Công ty bị đối tượng khác làm giả. Để tăng thêm sự tin cậy của người tiêu dùng, Công ty chúng tôi đã dùng mã vạch trên vỏ bao bì và trên mặt sản phẩm.
Dưới đây là một số khái niệm về mã vạch, cách kiểm tra mã vạch thật hay giả, nghĩa là kiểm tra độ chính xác của nguồn gốc sản phẩm.
CẢNH BÁO: standa giả nhãn hiệu do Công ty Cp Standa Việt Nam sx lén lút tiêu thụ trên thị trường:
Hiện tại Công ty Cổ Phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam được phép sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ trên sản phẩm ổn áp standa và biến áp standa mà công ty sản xuất ra.
Do nhãn hiệu trên ổn áp standa 10kva luôn được coi là sản phẩm có thương hiệu và chất lượng hàng đầu. Nên đã xuất hiện ổn áp standa 3 pha giả nhái trên thị trường huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Hiện các cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty Cổ phần Standa Việt Nam lén lút sản xuất ổn áp standa giả nhái nhãn hiệu chính hãng của Công ty Cổ Phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam-chúng tôi. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng đối với sản phẩm ổn áp standa 3 pha; biến áp standa 3 pha chính hãng của Công ty – Chúng tôi quyết định Thông báo rằng: Công ty Cổ phần Standa Việt Nam là Công ty chuyên sản xuất ổn áp standa 10kva nhái giả nhãn hiệu chính hãng trên Ổn áp Standa của Công ty chúng tôi. Chắc chắn bạn không nên mua ổn áp standa giả nhái này.
Dưới đây là thông tin cụ thể về sản phẩm sâm phạm và công ty sâm phạm đến nhãn hiệu đã được bảo hộ công nghiệp của Công Ty Cổ phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam chúng tôi:
CẢNH BÁO: ổn áp Standa 10kva này đã sâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của Công ty Cổ phần Ổn Áp Biến Áp Standa Việt Nam-chúng tôi. Sản phẩm vi phạm pháp luật này đang bán trái phép tại Website: standavietnam (.)com và trên facebook (.)com/phanphoistanda…rồi trắng trợn nói Công ty này Công ty kia làm giả làm nhái NHƯNG kỳ thực chính họ-Công ty cp Standa Việt Nam lại lén lút sản xuất hàng Standa giả nhái. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của chính qúy khách hàng-HÃY NÓI KHÔNG VỚI HÀNG GIẢ HÀNG NHÁI.
Đây là ổn áp standa 10kva giả nhái nhãn hiệu vi phạm pháp luật đang bày bán tại một số Đại lý do thiếu thông tin nên đã trở thành nơi tiêu thụ hàng giả hàng nhái vi phạm pháp luật này. Và lắp ổn áp standa hàng giả nhãn hiệu này là bạn cũng vô tình trở thành người vi phạm pháp luật đấy ạ.
Đây là ổn áp standa 10kva 1 pha giả nhái nhãn hiệu do Công ty Cp standa Việt Nam sản xuất trái pháp luật tiêu thụ lén lút trên Facebook (.)com/phanphoistanda, trên Website onapstanda (.)vn đồng thời Công ty này còn trắng trợn nói Công ty khác làm giả nhằm che đậy hành vi trái pháp luật của mình. Qúy khách hàng hãy nói KHÔNG với hàng giả hàng nhái vì quyền lợi của chính mình.
>>Xem Ngay Tác Hại Khi Dùng Ổn Áp Standa Nhái biết để phòng tránh
Mã vạch trên ổn áp Standa có ý nghĩa gì?
Mã vạch
Là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Lịch sử mã vạch:
Năm 1948, chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn mong ước làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Biết được mong ước đó, Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, khi ấy đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, đã phát triển ý tưởng này. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng “điểm đen” của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Bằng sáng chế công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) đã được cơ quan quản lý sáng chế Mỹ phát hành năm 1952.
Ứng dụng mã vạch:
Mã vạch được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay.
Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này.
Ý nghĩa mã vạch:
Tất cả các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường đều cần phải có mã vạch. Mã vạch giống như một “Chứng minh thư” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.
Mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá để con người nhận diện và phần mã vạch chỉ để dành cho các loại máy tính, máy quét đọc đưa vào quản lý hệ thống.
Hiện nay ở Việt Nam, hàng hóa trên thị trường hầu hết áp dụng chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International với 13 con số, chia làm 4 nhóm, có cấu tạo và ý nghĩa từ trái qua phải như sau (như hình minh họa dưới):
- Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
- Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
- Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
- Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Kỹ năng xem mã vạch – Bước đầu nhận biết hàng thật, hàng giả:
Thứ 1:
Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng.
Ví dụ: Nếu 3 chũ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan.
Bảng mã vạch của các quốc gia trên thế giới
Thứ 2: Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch đó. Nếu kiểm tra không hợp lệ bước đầu có cơ sở để kết luận nghi ngờ đây là hàng giả, hàng nhái.
Nguyên tắc kiểm tra:
Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu). Sau đó lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ,còn nếu khác 0 là không hợp lệ, bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái.
Ví dụ: Với hộp kim bấm, ta sẽ tính xem mã vạch của Nhật Bản trên có phải là hàng thật không?
Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=4+7+5+4+0+4 = 24
Tổng các con số hàng chẵn: B=9+7+6+0+0+1 = 23
Bây giờ ta lấy: C = A + B*3 = 24+ 23*3= 93
Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13: D = C + 7 (con số ở vị trí cuối cùng) = 93+7=100, con số này có đuôi bằng 0 có thể kết luận đây là mã vạch hợp lệ, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài cách tính trên, trong thực tế để thuận tiện, nhanh chóng chỉ cần truy cập vào trang web http://www.upcdatabase.com/itemform.asp, điền mã vạch vào và tìm kiếm, nếu mã vạch chuẩn sẽ hiện đầy đủ thông tin, tên sản phẩm, dung tích, trọng lượng, nước sản xuất.
Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập website tại địa chỉ: https://www.upcdatabase.com/itemform.asp
Bước 2: Gõ 13 chữ số mã vạch vào ô trống. Nhấn “Look up UPC”
Kết quả: đúng là của Nhật (Japan)
Ngoài ra, nếu dùng các loại điện thoại “smart phone” như Iphone, HTC, Samsung Galaxy … có thể tìm hiểu và cài các phần mềm chụp ảnh, quét và nhận dạng mã vạch như BarcodeViet, Scan Life, Barcode Express Pro …. để kiểm tra.
Một số vấn đề lưu ý:
Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.
Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
Bình luận bài viết
Bình luận facebook